Cửa nhựa composite đang rất được ưa chuộng trên thị trường bởi các đặc tính bền nhẹ, thẩm mỹ cao và lắp đặt dễ dàng. Để bạn nắm rõ hơn về quy trình lắp đặt cửa nhựa composite, Gia Phát Door sẽ trình bày chi tiết trong bài viết này.
Ưu điểm của cửa nhựa composite
Các ưu điểm khi sử dụng cửa nhựa composite có thể kể đến như:
– Có tính ứng dụng và độ bền cao
– Có khả năng chống nước tốt
– Thích ứng cao với mọi loại tường
– Chịu tác động ngoại lực tốt (tác động mạnh từ việc đóng, mở cửa hoặc va đập)
– Thân thiện với môi trường, giảm thiểu tàn phá tài nguyên thiên nhiên. Cửa nhựa composite góp phần hạn chế và thay thế dần việc sử dụng gỗ tự nhiên.
– Mẫu mã đa dạng và tính thẩm mỹ cao
7 bước lắp đặt cửa nhựa composite
Để đảm bảo cửa nhựa composite hoạt động tốt nhất thì quy trình lắp cần được thực hiện đúng tiêu chuẩn. GiaPhat Door sẽ giới thiệu quy trình đó một cách chi tiết nhất bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra lại kích thước ô chờ
Trước khi tiến hành lắp đặt cửa nhựa composite cần phải kiểm tra lại kích thước cửa có phù hợp với vị trí không.
Trong trường hợp cửa gặp sự cố như cong vênh, hẹp rộng so với vị trí dự kiến thì cần phải có biện pháp để khắc phục ngay.
Bước 2: Cố định tấm đệm (con bọ) lên ô chờ
Tấm đệm được làm bằng nhựa picomat với đặc tính chịu nước, chịu lực và khả năng bám dính tốt.
Đây là vật trung gian gắn kết cửa với tường, chính vì vậy chất lượng của tấm đệm hay con bọ ảnh hưởng rất lớn đến độ chắc chắn của cửa sau khi lắp đặt.
Bước 3: Lắp gioăng cao su vào khuôn cửa và cố định cửa lên tường
Cài gioăng cao su giảm chấn trực tiếp vào khuôn cửa mà không cần dùng keo hoặc đinh. Các thanh khuôn đứng và ngang cần phải được đo và cắt chính xác theo kích thước thực tế.
Với cửa lắp phòng vệ sinh, thì khi lắp đặt cửa nhựa composite phải chú ý cắt chân khuôn khấu theo bậc thềm đá nếu có.
Chi tiết trên đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như độ kín, tránh tạo khe hở để côn trùng làm tổ. Sau đó kết nối khuôn với tấm đệm gắn sẵn lên tường bằng vít.
Bước 4: Lắp bản lề và cánh cửa lên khuôn cửa
Số bản lề tối thiểu trên mỗi cửa là 3 bản lề, điều đó đảm bảo sự chắc chắn cũng như tiện lợi khi sử dụng cửa.
Với cửa đơn thông thường, vị trí 3 bản lề lần lượt là 250mm, 750mm từ trên cánh xuống và 250mm từ dưới cánh lên.
Bước 5: Lắp khóa và các phụ kiện khác lên cửa
Lắp đặt khóa và các phụ kiện khác cần phải đảm bảo đúng vị trí và yêu cầu trên bản vẽ. Lỗ khóa cần được đục thẩm mỹ và lắp miệng khóa cân đối, thử đóng mở cửa để kiểm tra độ khớp giữa lưỡi khóa với miệng khóa.
Bước 6: Lắp nẹp lên khuôn cửa
Lắp nẹp vào khuôn cửa với yêu cầu phải đảm bảo chắc chắn không bị lỏng và ôm sát tường. Các mép và mối nối không được hở quá 0,5mm. Sử dụng búa cao su để gõ đều từ trên xuống.
Bước 7: Làm sạch lại cửa nhựa composite
Trong quá trình thi công lắp đặt cửa nhựa composite không thể tránh khỏi bụi, mủn từ cửa và tường, chính vì vậy sau khi lắp đặt cần phải làm sạch cửa lại một lần nữa để quá trình lắp đặt được hoàn thiện tốt nhất.
Tiêu chí cần phải đạt được khi hoàn thành quá trình lắp đặt
GiaPhat Door luôn đặt ra những tiêu chuẩn tốt nhất cần phải đạt được khi thi công lắp đặt cửa nhựa composite cho khách hàng bao gồm:
– Cửa cần phải được lắp thẳng, không nghiêng, cánh không bị kích, cong vênh.
– Nẹp cửa che phủ hoàn toàn tường và chân sàn.
– Cửa đóng mở đầm, chắc tay. Lưỡi khóa khớp và ăn chắc với miệng khóa.
– Đảm bảo khoảng trống giữa cánh và khuôn là 3mm, cánh và sàn là 5mm để không bị hở sáng.
– Mỏ chéo cửa vuông 45 độ, vị trí ghép nối giữa 2 nẹp phải kín.
– Chân khuôn và nẹp phải khấu theo bề mặt sàn, thềm đá (nếu có).
– Cửa không xuất hiện vết xước trên bề mặt và được vệ sinh sạch sẽ khi bàn giao đến khách hàng.
Trên đây là 7 bước lắp đặt cửa nhựa composite chi tiết nhất mà GiaPhat Door chia sẻ tới bạn.
Nếu bạn cần sự hỗ trợ trong việc lựa chọn mua và lắp đặt cửa composite hãy liên hệ với GiaPhat Door theo hotline: 0824.400.400 để được nhân viên kỹ thuật đến hỗ trợ tận nơi nhé.
>> Xem thêm: Cửa nhựa nhà tắm giá rẻ Gia Phát Door – sự lựa chọn cho mọi gia đình
>> Xem thêm: Cấu tạo cửa nhựa Composite – Gia Phát Door